Chấp thuận đặt tên tàu biển
- 1. Trình tự thực hiện
- a) Nộp hồ sơ TTHC
- – Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển (hoặc tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động) đến Cơ quan đăng ký tàu biển.
- – Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:
- + Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;
- + Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
- b) Giải quyết TTHC
- Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
- – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
- – Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- – Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- 2. Cách thức thực thực hiện
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức thích hợp khác.
- 3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- a) Thành phần hồ sơ:
- – Tờ khai chấp thuận đặt tên tàu biển theo mẫu;
- – Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
- – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- – Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- – Trường hợp đặt tên tàu biển công vụ, chủ tàu nộp Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) thay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- 4. Thời hạn giải quyết
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.
- 6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển;
- b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
- c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan đăng ký tàu biển;
- d) Cơ quan phối hợp: Không có.
- 7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận tên tàu biển.
- 8. Phí, lệ phí: Không có.
- 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Tờ khai chấp thuận đặt tên.
- 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
- – Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
- – Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- – Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- 11. Căn cứ pháp lý:
- – Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;
- – Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;
- – Nghị định số 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.